Danh mục

Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm công tác Đảng

23/03/2021

Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Các quy định hiện hành về phụ cấp kiêm nhiệm cũng như phụ cấp đối với các cá nhân kiêm nhiệm công tác Đảng như thế nào? Mời các bạn theo dõi chi tiết ở bài viết sau nhé!

#1. Tổng quan về phụ cấp kiêm nhiệm

#1.1. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Phụ cấp kiêm nhiệm (sau đây viết tắt là "PCKN") được hiểu là một khoản phụ cấp dành cho công chức lãnh đạo kiêm nhiệm thêm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác.

 

#1.2. Đối tượng và điều kiện được hưởng phụ cấp

Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng PCKN khi có đủ 2 điều kiện sau:

a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

#1.3. Nguyên tắc hưởng phụ cấp

Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức PCKN trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng PCKN kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

#2. Các quy định về phụ cấp kiêm nhiệm hiện hành

Dưới đây là các quy định về phụ cấp/trợ cấp kiêm nhiệm, các bạn theo dõi chi tiết nhé.

Các quy định về phụ cấp kiêm nhiệm
Các quy định về phụ cấp/trợ cấp kiêm nhiệm

#2.1. Mức phụ cấp

PCKN chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

#2.2. Cách tính trả phụ cấp

a) Mức tiền PCKN chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm = Hệ số lương chức vụ/chuyên môn + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức lương tối thiểu chung x 10%

Theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu chung như sau:

- Từ ngày 01/7/2019 đến 30/6/2020: Mức lương tối thiểu chung là 1,49 triệu đồng/tháng (theo quy định tại Nghị quyết 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018);

- Từ ngày 01/7/2020 trở đi: Mức lương tối thiểu chung là 1,6 triệu đồng/tháng (theo quy định tại Nghị quyết 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019).

b) Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền PCKN cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.

c) PCKN chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

#2.3. Về việc tính thuế TNCN

Căn cứ theo khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp sau được miễn thuế TNCN, bao gồm:

"b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.”

Như vậy:

– Khoản phụ cấp/trợ cấp kiêm nhiệm cho người lao động là một khoản có tính chất tiền lương và có tính chất tiền lương.

– Khoản phụ cấp/trợ cấp kiêm nhiệm không nằm trong các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nên khoản phụ cấp này sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân.


Văn bản pháp quy liên quan khác

Thành viên - Hội viên

  • Địa chỉ : 155 An Trạch - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội
  • Điện thoại : 024 62901028
  • Email : vcdc@vnisa.org.vn
  • Website: www.vcdc.vn